Nữ hoàng Thảo_luận_Thành_viên:TT_1234

Danh sách nữ hoàng đế này do Nhân dân võng (tức Nhân dân nhật báo bản điện tử) xếp mà (link ở bài Trần Thạc Chân.

Trường hợp Ngụy Thương Đế là hơi đặc biệt vì "đứa trẻ" này là Nữ mà lên ngôi với tư cách Nam.

--Hiếu 06:41, ngày 9 tháng 2 năm 2019 (UTC)

Nếu không tìm được nguồn cho thụy hiệu Thương Đế, nên phục lại nguyên bản là Nguyên thị, hoặc cụ thể là Nguyên thị (nữ hoàng), Nguyên thị (vua Bắc Ngụy), Nguyên thị (nữ hoàng Bắc Ngụy). Phiên bản tiếng Trung (ưu tiên hơn so với bản tiếng Anh, vì là sử TQ) cũng đã đặt hai chữ Nguyên thị này lên trước "Con gái của Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế" ().Tôi tham khảo một số tài liệu hiện đại thì quả nhiên nhân vật này bị lờ đi, không được nhắc đến trong danh sách các vị vua của Bắc Ngụy. Niên biểu lịch sử TQ của Phương Thi Danh, đáng tiếc chỉ ghi nhận niên hiệu Vũ Thái của bà này lên trước các niên hiệu của Ngụy Hiếu Trang Đế, nhưng lại không ghi nhận chủ nhân của niên hiệu là ai (?!).Cách gọi "con gái của A", "em họ của B", "cô/chú của C" (với A, B, C là nhân vật đủ nổi bật) chỉ nên dùng trong trường hợp không còn cách gọi nào khác, khi nhân vật đó không còn điểm tựa nào để định danh. Nếu nhân vật này đã từng có ngôi vị, nhất là vua chúa, thì nên tựa vào ngôi vị đó làm căn bản để ưu tiên. Vì vậy còn một phương án nữa, có thể bám vào niên hiệu dù ngắn của bà này: Vũ Thái Đế/Vũ Thái nữ hoàng.Tất nhiên, khi tìm được nguồn tốt cho chữ "Thương Đế", có thể đổi lại tên này cho bài.Trungda (thảo luận) 19:11, ngày 9 tháng 2 năm 2019 (UTC)

Nếu chưa có nguồn để là Vũ Thái đế (?) được không nhỉ? Cảm giác không có tôn hiệu thì tên bài cứ ngang ngang kiểu gì.--Hiếu 02:49, ngày 10 tháng 2 năm 2019 (UTC)

Nếu Vũ Thái là niên hiệu dùng chung thì lại không dùng riêng cho Nguyên Thị được, đành quay về các phương án Nguyên Thị trên. Những trường hợp đặc biệt trong hoàn cảnh biến loạn đều có những danh vị bất thường.Trungda (thảo luận) 18:34, ngày 11 tháng 2 năm 2019 (UTC)